Thế nào là tự học? Trao đổi về cách học

Bài viết về Phật pháp thì nhiều, kinh điển cũng có nhiều lắm, khi mình muốn nghiên cứu rồi, thì mình chỉ đọc rồi hiểu không thôi, à, ko hiểu thì phải làm cho hiểu chứ, chứ ko hiểu rồi bỏ luôn thì ko nói làm gì nữa. Nhưng chỉ dừng lại ở hiểu thôi hay là phải như nào nữa mới đạt được hiệu quả? Mà muốn làm như nào mà mình nghĩ đấy thì mình đã có phương tiện gì để làm hay ko? Có đảm bảo được là mình có làm được hay ko?

Trước hết, có bài viết về Thế nào là tự học? Sau đấy, là một đoạn video tầm 30p trao đổi về cách học rất là hay.

Thế nào là tự học? (Xuất bản lúc 9:00 ngày 8/6/2024)

Trao đổi về cách học (Gồm cả 3 phần, trao đổi với 3 người rất là hay luôn ak, xuất bản lúc 9:00 ngày 10/6/2024, mọi người vào đọc nha, video mình đã vietsub vì có một số chỗ hơi khó nghe ak)

Khi mình nghe clip này, mình thấy có mình trong đó. Cũng giống như họ, ban đầu mình tiếp cận Phật pháp mình chẳng hiểu gì cả. Nhiều thứ mang lại điều ko hiểu cho mình lắm, ví dụ như mình chẳng hiểu chữ Tỷ kheo nghĩa là cái gì, sao lúc Phật gọi bản thân là Như Lai, Bạch Thế tôn nghĩa là gì thế, tại sao phải nói như thế nhỉ … Đại ý mình còn chẳng hiểu là trong đoạn văn đó, ai đang nói, chứ đừng bàn tới họ đang nói gì. Nói chung là mình thắc mắc mấy cái tào lao lắm cơ.

Sau này mình mới biết nha, tức là mình khi đó cứ bị dính vào cái kiểu là, bên ngoài, bất chấp là bài viết hay lời nói trực tiếp, mình muốn tự bản thân chúng phải rõ ràng, phải dễ hiểu, à phải đúng đắn, mình đọc vào cái là phải hiểu luôn, chứ việc làm cho mình hiểu ko phải là việc của mình. Nếu chúng chưa đủ rõ ràng để hiểu tức là kém, kiểu tự nhiên đang đi tìm hiểu vấn đề cái chuyển qua đi hơn thua với cái bài viết hahaha. Cái thắc mắc tào lao và cái chấp vặt vào những từ ngữ bối cảnh ko liên quan, là để đổ cho rằng tại cái đấy nên mình ko hiểu đó.

Sau này mình có nhu cầu tìm hiểu rồi, thì thấy cái gì mình biết nó là tài liệu tham khảo, mình biết quý cái đó, rồi mình đọc, tự mình đi tìm vào cái điểm chính yếu cần được hiểu ở đây là cái gì. Chứ mình ko có đòi là nó phải dễ hiểu nữa. Với lại dễ hiểu hay ko hình như là nó do mình hay sao á hihihi. Chứ bản thân nó khó hiểu, sao giờ mình đọc mình lại thấy dễ hiểu???

Ví dụ Phật nói Ngũ uẩn ko phải là ta. Thì ban đầu mình hiểu chơi chơi thui, là có biết Phật có nói như thế, nhưng nó nghĩa là gì thì ko biết, chả có liên hệ gì tới mình cả. Nó kiểu nằm ở 1 khu vực đâu đấy trên tầng đã được nghe nói lại như thế, hihihi. Nhưng nó ko giống với cái cũng là nghe nói, mà nghe nói chồng mày ngoại tình kia, là mình khác liền, ko ở đâu đấy ở trên đầu được, nó phải vào tim, vào tay chân, vào miệng để nói, để chất vấn chồng mình liền.

Sau đấy, một thời gian khá lâu mình mới hiểu là, à ý Phật nói là cái thân xác thịt này của mình, với cả các suy nghĩ, cảm xúc, nhận biết… nói chung tất tần tật các thứ mà mình nhận biết được và đang cho là mình ấy, nó ko phải là mình, như mình đã cho là đâu. À, nghĩa là bất kỳ ý niệm tôi là nào của mình cũng là sai hết á hả? Ặc, vậy là sao ta? Đâu, để kiếm lại kinh sách coi có thiệt là Phật nói vậy ko? Ơ, Phật nói vậy thiệt luôn nè…

Nhưng hiểu rồi như thế vẫn là cách học thụ động, như trong clip đề cập nè, mình phải là người chứng minh được cái đó nữa cơ. Thì như thế mới là thật sự hiểu.

2 Lượt thích