Tự nhiên nhớ ra 1 câu chuyện

Mình nhớ đến 1 sự kiện trước đây, từ lâu lắm rồi, lúc ấy anh Quý còn dạy mọi người ở Proself, ở bên quận 4. Lần đó, mình nhận ra không có ai lừa mình giỏi hơn mình, mình là giỏi lừa mình nhất luôn á, chứ ai vô đây nữa. Kiểu lừa cực kỳ dã man, nó dấu diếm đi ý niệm thật của mình. Nghĩa là đoạn phim có 4 cảnh 1-2-3-4, cái nó ăn mất cảnh 2, chừa ra cảnh 1-3-4 y như thật. Để mình kể lại.

Câu chuyện là mình đến trình bày với thầy một vấn đề gì đó, sau khi mình làm bài test ở nhà, thì thầy có la mình là đang tự cho em là Phật chứ gì nữa. Sau đó, mình lên tầng trên để suy ngẫm lại, có gặp Tường Vân hay Hiền Tâm ở đó, có nói qua lại chút ít về vấn đề của mình. Hình như chủ đề là đang trả lời về làm freelance thì khác gì đi làm công ăn lương thì phải. Rồi mình đã hiểu ra gì đó, nên xuống nói chuyện tiếp với thầy, thì trong lúc nói mình bật ra câu gì đó, mà thầy kêu mình ko được về phải ngồi nhớ lại cho được cái chuỗi gì đã xảy ra lúc đó. Mình ngồi nặn mãi, chẳng ra được, thầy bảo là phải nhớ lại liền, ko thì về sẽ quên. Lúc đấy, mình đã nói với 1 nguyên nhân bất khả kháng là em phải đi về, mà em đi về là vì em có hẹn với mẹ chồng em chứ ko phải do em muốn đi về. Nghĩa là mình phải về, chứ ko mẹ chồng mình sẽ giận mình. Nhưng thật ra là mình đã muốn đi về, chứ ko phải là do mẹ chồng mình ép mình về. Nhưng mà, lúc đấy bằng 1 cái sự ảo ma nào đấy, mình KHÔNG THẤY LÀ DO MÌNH MUỐN VỀ, vì mình mà muốn về khi chưa xog vấn đề thì mình ko đúng, nên là mình phải về vì mẹ chồng ép mình. Cái kết luận mà mình ý thức được lúc đó là mẹ em đang ép em phải về, 1 cái kỳ diệu là ý niệm “mình muốn về chứ mình chẳng thể nhớ ra được gì nữa, vả lại cũng có hẹn với mẹ”, nó ẩn mất tiêu, mình chỉ ý thức thấy là mình phải về vì có hẹn với mẹ.

Mà nó ẩn này ko phải tự nhiên nó ẩn, mà là để lừa mình thành công, thì phải ẩn cái ý nghĩ đó đi. ỐI dồi ôi, đó là lần đầu tiên mình thấy được, mình đã lừa mình kỳ diệu thế nào luôn. Tức là nó ăn mất hẳn 1 ý niệm chính yếu của mình.

Sau đó, mình đã khai thật với thầy như thế, và thấy mình đã tự lừa mình như thế, rồi mình tự do đi về, không phải đổ lỗi cho người khác nữa. Ko phải do mẹ chồng mình bắt mình về, hay do thầy bắt mình phải ở lại.

Nghĩa là, cái cảm nhận thật, rất thật của mình lúc đấy là mình phải về, mình bị phải về, nếu ko mình sẽ bị mẹ giận, nó thật ơi là thật, đủ để cho mình phát khóc lên nếu ko ai cho mình về, hahaaa.

Nhưng cũng may, trước đó cũng mới nhìn ra cái gì đó, mình cũng đang cảnh tỉnh bản thân vì cũng mới bị lừa (bởi chính mình), ngay đó thôi, nên hên sao thấy lại kịp được cái ý niệm là mình “đang cho là mẹ chồng ép mình về”. Mà rõ ràng, câu chuyện từ lúc trưa mình lên chỗ thầy, đến lúc này, mẹ chồng mình chả có nói câu gì luôn á, ở đâu ra mà ép.

2 Lượt thích

Mình nhớ lại, cái lần học về chứng kiến đầu tiên, sau khi học về, buổi sáng đó mình có gặp tâm trạng khó chịu với ba của mình.

  • Khác với thông thường, là mình sẽ để mặc cho sự khó chịu đó xuất hiện, để sự khó chịu đó tồn tại, đi theo ủng hộ nó, nhưng chính xác hơn là mình sẽ thấy bị nó lôi kéo, hấp dẫn, bị thúc dục phải thấy ra những lý lẽ bổ sung cho sự khó chịu đó, mà càng ra được lý do hợp lý, thì cơn khó chịu nó càng tăng cường, cho tới khi đã rồi, hoặc có chuyện khác thì nó sẽ quên đi.
  • Lúc đó, trong cái cơn đang đi tìm những lý lẽ để củng cố thêm sự khó chịu đó, thì trong mình lại có ra 1 ý nghĩ, tâm của mình sao thế nhỉ, nó đang phải chịu đựng sự khó chịu, mà nguyên nhân đang đến từ bên ngoài. Mình đâu có muốn tâm của mình như thế này đâu, vậy sao mình ko bảo vệ nó? Mình phải bảo vệ sự hạnh phúc của mình chứ. Lúc đấy, cái cơn đi tìm lý lẽ bổ sung cho sự khó chịu đó, nó bị ngắt.
  • Mình mới bắt đầu truy hồi lại xem, lúc nãy thật sự là đã thấy cái gì mà dẫn tới sự khó chịu như thế. Thì mình mới mò lần từ từ, thấy ra sự khó chịu là vì ba đang đòi hỏi mình. Sao mình lại thấy ba đòi hỏi mình? Chuyện gì đã xảy ra? Thế là mình nhớ lại, lúc đó ba đã đi cà nhắc ra như thế này nè, nói vầy nè, trong khi mình đang chuẩn bị lên xe đi nè. Chính xác thì mình nghe gì? Thì cái câu nói của ba lúc đó hiện lên rõ ràng, rồi 1 cái thấy phát sinh “ủa, câu nói đó đâu có đòi hỏi gì đâu?”. Thì lúc đấy, sự khó chịu nó tự tan biến.

Nhớ lại như vầy, mình thấy nó giống câu chuyện chiếc thuyền rỗng ghê á chứ.

Nói thêm, cái đoạn mà mình bổ sung thêm lý lẽ cho cơn tức giận, khó chịu của mình á, nó rất là kinh hoàng và ghê ghớm. Nói chung là nó có thể vẽ tới cái gì đó mà giống như là siêu kinh khủng, ác độc, đạp đổ, tàn nhẫn, nạn nhân, tồi tệ nhất, phá huỷ… Khi thấy mình đang sống trong cái chỗ đó, mình thấy ghê quá, nó không phải là cái mình muốn. Mình phải bảo vệ mình, thì lúc đấy mình mới chịu nhìn lại.

Fixed Mindset - Tư duy cố định

Nhân dịp hôm vừa rồi mình có gặp 1 người bạn, người bạn này nói với mình rằng, ngày còn bé, mẹ của bạn ấy nói rằng nếu mình làm gì sai trái thì sẽ bị xuống địa ngục. Bạn ấy sợ quá, đi ra cây xoài, nói với cây xoài là, mình sợ địa ngục quá, mà mình việc mình làm có cái đúng cái sai, không biết cái nào là đúng, cái nào là sai, cầu mong sao cho mình sẽ gặp được một người thầy có thể dạy cho mình biết cái nào là đúng, cái nào là sai để mà làm theo cho không bị xuống địa ngục. Nghe xong câu chuyện, đối chiếu với bản thân mình, mình thấy, oh tư duy này lạ, và đặc biệt vậy ta, họ có nhu cầu tìm thầy chỉ dẫn từ bé. Còn mình, từ khi còn bé, mình đã tự cho là mình tự biết đúng sai, mình biết rõ cái nào đúng, cái nào sai, khi chuẩn bị làm cái sai, mình sẽ hồi hộp, lo sợ… Còn người bạn này, sẵn sàng chờ đợi 1 người thầy, có thể chỉ cho bạn ấy biết đúng, biết sai. Còn mình thì khác, làm sao, có ai lại có thể chỉ cho mình biết đúng, biết sai. Mình có thể học kiến thức, kỹ năng, chứ còn về các nhận định là của mình, làm sao có ai lại có thể chỉ cho mình được điều này.

Cũng vậy, ngày xưa, mình có đọc tiêu đề của 1 quyển sách, Trí thông mình có thể thay đổi được của Krinamurti, thật sự mình chưa từng đọc xong bất kỳ quyển sách nào, quyển này cũng thế, vì chỉ đọc cái tiêu đề thôi là mình đã phản đối. Làm sao trí thông minh lại thay đổi được, làm sao bản chất con người lại thay đổi được, một người mà thay đổi bản chất, thì họ biến thành người khác mất thì sao?

Từ đây, nó thể hiện ra một tư duy cố định. Mình thấy mỗi người, khi được sinh ra là đã có được một số lượng trí thông minh nhất định, bản chất hiền hậu lương thiện, hay tham lam sân si là cố định. Và mỗi người đã được mình nhìn nhận với 1 cái gì đó cố định. Người chú này tốt, người thím này xấu tính, đứa bé này thông minh lanh lợi, đứa bé kia chậm chạp, hơi đần… Bản thân mình cũng vậy, sẽ được mình nhìn nhận, mình là A, tính tình là B, không linh hoạt, trí thông minh có giới hạn, … Nói chung là, không ai thay đổi được. Sống và học tập là một chuỗi phản ứng lại, với nguồn lực cố định từ khi sinh ra.

Một tư duy như thế dường như chưa đủ để hạn chế con người mình hoàn toàn, còn một tư duy thứ 2 nữa. Đó là, bên ngoài phải làm cho tôi hiểu, chứ không phải tôi là người đi hiểu bên ngoài. Như hồi đó, chắc là cấp 2, mình thường có những suy nghĩ kiểu cải tổ ngành giáo dục, mình thấy sắp xếp thời gian học vầy là ko được, nên kết hợp giữa học và làm,… giáo viên dạy như vầy là ko được, phải dạy thế này, thế kia… kéo dài cho tới cả thời mình học bên cao đẳng sư phạm, hihihi. Một khi mà mình đọc ko hiểu, thì mình sẽ thấy là ủa, sao nó khó hiểu dữ vậy trời, sao lại viết dấu #, sao lại viết dấu !, sao lại phải khai báo thế này, sao lại trình bày như vậy… rồi mình sẽ dừng lại. Nhưng mình vẫn luôn thấy mình giỏi nha, mình đủ thông minh… chỉ là bên ngoài, người viết, quyển sách, video, hiện tượng, sự việc… khó hiểu, giống như họ cố tình làm cho nó khó hiểu. :smiling_face_with_tear:

Vì vậy, mình ko thể đọc được sách, mình không thể tự học được, cực kỳ bị động. Sau khi gặp thầy Quý, nhiều lần, mình đã từng nghĩ, ước gì mình bây giờ đang được đi học lại, mình sẽ ko học hành bị động như vậy nữa.

Sau đó, mình gặp thầy Quý, mình học về sự chủ động, tôn trọng bản thân, pháp và vô ngã, đóng mở lỗ tai, pháp cho nhau ăn cỏ… Điều gì khiến mình học hoài, dù bên trong mình có 2 cái tư duy cố định, và tư duy đổ lỗi cho bên ngoài như vậy nhỉ? Nhìn lại thì vì trên tầng ý thức của mình, mình thấy rất là hay, không chối cãi được, thấy sáng sủa. Tức là khi mình nghe thầy trao đổi, hoặc khi mình học, mình thấy các câu hỏi của thầy, cứ khiến mình thấy có 1 điểm sáng gì đó, hoặc là một bế tắc, không những thách thức trí não của mình, mà còn thách thức cái nhìn của mình, tức là thách thức cái quan điểm cố định của mình. Mặc dù tư duy cố định bị thách thức, nhưng ko dễ dàng được nhận ra và buông bỏ, vì bản thân nó không được mình nhận diện ra. Có khi mình còn hợp lực với nó chống đối thầy, tranh cãi với thầy, bắt thầy hoặc bạn học cùng phải chứng minh, thuyết phục cái tư duy cố định đó của mình. Hoặc chính mình lại cũng cãi lộn với chính mình ỳ xèo.

Nhưng nói chung, khi đi học, trao đổi, nó bị đem ra thách thức, còn khi về nhà, nó lại quay lại. Khi nói chuyện với người khác, mình sẽ thấy những điều được học là hay và hợp lý, mình sẽ nói cho người khác nghe, và dùng để nhận định người khác, hoặc cũng có khi mình sẽ nhận định, đánh giá về bản thân. Nhất là khi mình có trái ngọt đầu tiên. Mình nhớ, khi đó thầy nói chuyện với anh Linh và Nhật, kêu 2 người đó, đứng trong 1 cái ô vuông là viên gạch lót sàn, và yêu cầu làm mất sự chủ động của mình đi, thì lần lượt mỗi người lên rồi đứng yên hay là loay hoay gì đó, mình không nhớ rõ. Nhưng đoạn đó, mình có à ra (mặc dù mình ko có học, mình cứ thích đi nghe chung vậy đó), làm sao mà làm mất sự chủ động của mình được, không bao giờ có thể làm được điều đó, có đứng yên thì cũng là sự chủ động của mình. Lúc đấy mình cũng đang có problem với ba mẹ chồng của mình, bọn mình được yêu cầu là không thể đi về sau 10h đêm. Bình thường thì thấy khó chịu dữ lắm, vậy mà tối đó, mình không thấy đó là vấn đề gì cả. Mình có quyền chủ động về bất cứ giờ nào, còn việc mình về sau 10h đêm là hậu quả của sự lựa chọn đó của mình, chứ ko phải là vì mình về sau 10h sẽ bị la, mà mình sẽ bị mất quyền chủ động của mình. Mình thấy việc la hay ko la của bố chồng mình, là quyền chủ động của ông, cũng như việc mình về đúng giờ hay trễ giờ là quyền chủ động của mình là ngang nhau. Lúc đấy, mình có về nhà mình nữa, mình thấy chị gái mình. Người mà mình luôn thấy là cố định, và bị ép buộc phải làm những việc mà chị ấy ko muốn. Mình thấy chị bước xuống bậc thềm, mình thấy oh, chị gái mình cũng có quyền chủ động đó, ai cũng có hết. Vậy là mình thấy tự do, và rất vui. Chỉ tiếc là, hình như chính họ ko biết rằng, họ đag dùng quyền chủ động đó của họ thôi. Hình như đoạn này, là mình hơi hơi bắt đầu cảm thấy chấp nhận được dần các ý nghĩ, ý tưởng khác lạ của mình và người khác, nhưng cũng ko nhiều. Bên trong mình vẫn là sự cố định về mình và người khác. Nhưng mà kiểu vỏ quả trứng được đập nứt 1 đường vậy đó. Cái mình có nói với thầy nha, rồi thầy có khen mình 1 cái, ối dồi ơi, chết ngập chết chìm trong cái mật ngọt này. Mình đứng lại đó luôn.

Đến tận năm 2014-2015, lúc đấy mình nhớ thầy Thủ đứng dạy các lớp về flow, sao mà nó khó dữ dằn. Làm sao mà, mình có thể giơ tay để yên 2h không mỏi nhỉ. Bữa đó, thầy Quý có tổ chức một buổi dạy thiền cho các học viên là giảng viên của trường tiểu học ở Quận 2, và các học viên khác của Proself cũng được tham dự. Cứ nghe học thiền là mình lại học nghiêm túc, ý là nghiêm túc về hình thức, thái độ, chứ còn hiểu đúng về thiền thì ko có hiểu, thực hiện đúng theo yêu là gì thì mình cũng ko có hiểu luôn, vì giống như cái này là không có cách như mình nghĩ, thầy bảo là ngồi đưa tay lên xuống hình như 45p hay gì á. Tư duy cố định của mình lên tiếng, này sao làm được, chắc mỏi tay dữ. Rồi những ng mà đã làm được, mình đâu có tin đâu, mình nghĩ họ ráng chứ sao mà tận hưởng hay thấy thoải mái gì được trời. Mà sao cũng hên, trong mình có sẵn thiện cảm với chữ thiền rồi, với lại không khí buổi học đó sao thấy nó trang nghiêm quá, thành ra mình cứ làm, không cần biết gì cả, cứ làm thôi, ban đầu thì ko cảm thấy gì, một hồi cái nó có hơi mỏi, xong cái mình thả lỏng ra, rồi cứ làm tiếp thôi, thì nó vượt qua tư duy cố định của mình. Nó tới cái điểm, đáng lẽ nó phải mỏi, phải đau, thì nó ko mỏi, ko đau, dễ chịu, thoải mái như không khí. Ủa, vậy ra đó giờ mình sai rồi. Đó giờ mình chưa xài hết khả năng của mình. Úi, mình chưa hiểu hết, thấy hết về khả năng của mình. Sau đấy là mình rủ bạn mình, rủ hàng xóm mình đi thực hành flow, mình muốn cho họ thấy giống như mình, nè bà, là bà nhiều khả năng lắm đó nhe, bà thực hành đi rùi sẽ thấy. Có cái bài đồ chữ a, mà sau đấy mình thấy nó là tài năng của mình luôn, mình có khả năng viết chữ a chậm cỡ nào mà mình muốn. Nói chung là sau chuỗi học flow thì mình thấy ra nhiều tài năng trong việc điều khiển cơ thể này của mình lắm. Nhưng rồi, nó lại được đóng khung, vì mình có 1 khao khát. Khao khát mang tên là “Để làm gì? Sau đó sao nữa? Cuối cùng thì sao?” kiểu vậy đó, thực hành flow để làm gì? Được 1h,2h,3h, 8h rồi sao nữa? Để làm gì nhỉ? Thế là những buổi học flow sau, nhất là cái buổi leo núi flow á, học từ sáng tới chiều, lau bình, thì mình chỉ lo đi tìm kết quả, cứ vừa chớm tới chỗ ko mỏi, ko chán (từ kinh nghiệm trước) thì mình bắt đầu cho phép suy nghĩ, thì cũng đúng là ở chỗ ko mỏi ko chán suy nghĩ nó dễ thấy thật, nhưng mà mình cũng thấy mất công ghê, mất thời gian rất lâu mới vào chỗ ko mỏi, xong suy nghĩ ra được 1 vấn đề cái nó mỏi lại.

Đoạn này là do lúc đó mình không thấy ra vấn đề, đến tận những năm 2022-2023 mình học 2 khoá thiền liên tục là Vipassana, và Thiền đột phá, thì mình vẫn mắc phải. Để mình mô tả lại, ví dụ khi thầy kêu mình nhìn vào dấu +, sao cho các dấu chấm tròn xung quanh biến mất, chỉ còn dấu + thôi. Thì các bạn biết mình làm sao ko? Mình ráng nhìn sao cho các chấm trong xung quanh biết mất, chứ mình ko có tập trung nhìn vào dấu +. Mình gọi là lẫn lộn kết quả với quá trình. Người ta là, tập trung nhìn vào dấu +, thì các dấu chấm tròn xung quanh biến mất tự nhiên. Việc cần làm là tập trung nhìn vào dấu +, cái này nó đơn giản thiệt, chứ ko có phức tạp. Còn việc làm cho các dấu chấm tròn xung quanh biến mất nó là cái phức tạp, cao siêu và mệt mỏi. Nhưng mình lại thích làm cái cao siêu, và mệt mỏi kia cơ, chứ ko thích đơn giản. Thấy giống bị dụ, mà tại trong mình có ham muốn đó nên mới bị dụ nha, ham muốn làm được cái cao siêu á. :persevere: Chưa kể là mình vẫn có cái tư duy đó, cái tư duy là làm được cái đó rồi thì sao? Tới đây mình mới nhớ, nhiều khi mình nghĩ lại, nếu mình mà đi dạy giống như thầy, gặp 1 học trò giống như mình, chắc mình đá nó ra chuồng gà quá, hỏi nhìu, làm ko lo làm, suốt ngày đòi kết quả. :smiling_face_with_tear:

Thì cái thực hành flow ở trên của mình cũng vậy, khi mình thấy, mình làm một hành động một thời gian mà ko có mong cầu gì hết, nó sẽ dẫn tới 1 trạng thái là ko mỏi mệt. Thế là mình chốt lại, à làm ko mỏi mệt là đúng, thế là mình ráng làm cho ko mỏi mệt. Mà càng ráng cho ko mỏi mệt thì nó lại càng mỏi mệt hahaha. :upside_down_face:

2 Lượt thích