[Tường thuật] Buổi bổ túc 2 của anh Quý ngày 25/2

Kết của buổi tường thuật, mở ra 1 buổi bổ túc khác có giá 50tr. Vì sao buổi 2 miễn phí mà buổi 3 lại 50tr? Vì buổi 2 là để tạo nhu cầu, có nhu cầu rồi thì buổi 3 mới có người trả tiền đăng kí.
Nhu cầu mở ra là: làm thế nào để không sống trong chỗ có kết luận.
Mà cũng cần phân biệt sự khác nhau giữa không sống trong chỗ có kết luận với sống trong chỗ không có kết luận. Bởi vì sống trong chỗ không có kết luận đã là 1 kết luận.

Từ đâu mà ra được nhận định này? Mình sẽ tường thuật lại buổi học bổ túc với Thiền Việt Nam.

Buổi học bắt đầu lúc 9h. Mình tới lúc 9h kém thì đã thấy anh Quý và Minh Đăng ngồi ở đó từ trước rồi, và anh Quý đang làm việc gì đó trên máy tính. Máy chiếu cũng đã bật sẵn. Đến 9h, anh Quý điểm danh coi còn thiếu ai, anh Q nói, ai trễ là khỏi vô lớp luôn, rất nghiêm túc. Sau đó gia đình anh Bảo tới trễ, thì anh Quý vẫn cho vô lớp.
Anh Quý hỏi mọi ng vì sao có lớp này. Một người nói là do mọi người học chưa nắm được chứng kiến là gì, nên cần bổ túc thêm.
A Q nói những điều tôi bổ túc hôm nay đáng lý ra nếu mọi người học nghiêm túc trong buổi học trước thì đã tự nhận ra rồi.

Sau đó A Q bắt đầu chiếu lên màn hình
Câu hỏi 1: Thế nào là ck? Thế nào là không ck?
Lần lượt từng người trong lớp trả lời. Mình trả lời là “chứng kiến làthấy thông qua các giá quan tai mắt mũi lưỡi thân ý, không chứng kiến là không thấy thông qua các giác quan… ”

Câu hỏi 2: Bản hiểu thế nào là sống trong chứng kiến, thế nào là không sống trong chứng kiến?
M: Sống trong ck là trong trạng thái biết rõ đâu là điều mình chứng kiến, đâu là điều mình không chứng kiến. Và ngược lại.

Câu hỏi 3: Bạn hiểu gì về quan sát? Theo bạn Chứng kiến có phải là quan sát không?
Mình: Khác. trả lời gì đó ko nhớ. AQ nói đó chỉ là tách lớp thôi, vậy ck khác qs thế nào. mình nói là chưa thấy rõ.
Sau khi các bạn khác trả lời 1 vòng, mình giơ tay trả lời lại: ck, ví dụ ck bằng mắt thì mắt chứng kiến thấy hình ảnh, còn quan sát sẽ là gộp nhiều sự chứng kiến bằng mắt diễn ra liên tục trên 1 đối tượng.

Câu hỏi 4: Chứng kiến có phải là 1 hoạt động hay không? Quan sát có phải là 1 hoạt động hay không?
Mình: Chứng kiến là trạng thái. Quan sát là hoạt động
Nhiều người trả lời giống m, nhiều người trả lời cả 2 đều là hoạt động

Câu hỏi 5: Trong cuộc sống, bạn thường có hoạt động nào trong những hoạt động dưới đây?
HĐ quan sát
HĐ tiếp nhận
HĐ tưởng tượng
HĐ dự đoán
HĐ tìm kiếm
Hđ suy luận
HĐ so sánh
HĐ lựa chọn
HĐ phân tích
HĐ tổng hợp
HĐ đánh giá
HĐ di chuyển
HĐ tác động
M: Có tất cả HĐ trên

Câu hỏi 6: Có thể đưa ra nhiều hoạt động tại cùng 1 thời điểm hay không?
M: Không.
Nhiều bạn nói có, anh Quý nói cùng 1 thời điểm tay trái hãy vẽ hình tròn, tay phải vẽ hình vuông.
Bạn nói: chưa luyện thôi, luyện sẽ làm được.
AQ: xét những việc chưa có sự luyện tập á
Bạn khác: lúc lái xe mình vừa lái vừa xi nhan rẽ phải
AQ: cái ý hành động nó chuyển qua lại liên tục chứ không phải diễn ra cùng lúc.
Bạn khác nói ko hiểu
AQ: hãy vẽ 2 cái chấm cách nhau 1 gang tay. Sau đó hay nhìn 2 chấm cùng 1 lúc
Bạn: ko làm đc
AQ: có phải ý nhảy qua nhảy lại liên tục giữa 2 chấm không?
bạn khác:…
AQ: Hành động là bị chi phối bởi ý. 1 thời điểm, ý không thể điều khiển 2 việc 1 thời điểm. Phân biệt 1 thời điểm và 1 khoảng thời gian. Tại 1 thời điểm mình không thể đưa ra 2 ý, 2 hành động, không thể chú ý vào 2 việc.

Câu hỏi 7: Khi đang thực hiện việc quan sát thì bạn có suy nghĩ được ko?
M: Làm thử , xong nói là Không.

Câu hỏi 8: Khi bạn đang suy nghĩ thì bạn có quan sát được ko?
M: Không

Câu hỏi 9: Có phải bạn cho rằng chứng kiến = quan sát ? ĐÚng hay sai
M: Sai
Quan sát là có ý điều khiển
Chứng kiến là không có ý

Câu hỏi 10: Khi bạn đang nói chuyện, bạn có chứng kiến ko?
M: Có

Câu hỏi 11: Khi bạn đang suy nghĩ, bạn có chứng kiến ko?
M: Có

Câu hỏi 12: Đúng hay sai:
Khi chứng kiến thì không suy nghĩ
Khi suy nghĩ thì không chứng kiến
M: sai hết.

Tổng kết buổi sáng.
Mình nói gì đó ko nhớ.

Câu hỏi 13: Cảm nhận có phải là chứng kiến không?
2 loại quan sát:
quan sát trong chứng kiến
quan sát trong cảm nhận
M: 1 cái là đối tượng từ chứng kiến, 1 cái là đối tượng từ cảm nhận
AQ: hình như mọi người trả lời theo lý thuyết ko thì phải

Để ở đó, lát quay lại sau
Câu hỏi 14: Chứng kiến khác quan sát thế nào?
Chứng kiến tồn tại cùng lúc với các hoạt động
Quan sát không tồn tại cùng lúc với các hoạt động.

Câu hỏi 15: Kết quả của chứng kiến là gì?
M: Mắt ck hình ảnh, tai ck âm thanh… Nói chung là thông tin về đối tượng

16 Kết luận có phải là kết quả của chứng kiến ko?
_ như thế nào là kết luận?
kết luận mang tính chân lý, không phụ thuộc vào không gian và thời gian
Kết quả của chứng kiến là thông tin dữ liệu, có phụ thuộc, mang tính chất thời điểm, ko gian xác định

Thảo luận: Nói “12h tôi thấy đàn chuồn chuồn đang bay sát mặt đất “ => đây có phải là kết quả của ck không?

  1. Khi làm mà chán và buồn ngủ thì có phải là kết quả của chứng kiến ko?

Đặc tính của quan sát trong chứng kiến, lúc nào cũng thấy mới như lần đầu. Khi chán là đi thoã mãn nhu cầu nào đó chứ ko còn ck.

Quay lại quan sát trong cảm nhận, quan sát trong chứng kiến.

Có 2 cái nhầm:
Nhầm chứng kiến với quan sát,
Nhầm chứng kiến với quan sát trong cảm nhận

Quay lại: Thế nào là sống trong chứng kiến và không sống trong chứng kiến?

  • trạng thái chứng kiến có phải là trạng thái không có kết luận

câu nào đúng:
1-Sống trong chỗ không có kết luận
2-Không sống trong chỗ có kết luận

Câu 1 chính là 1 kết luận
Nói như câu 2 mới đúng.