TƯỜNG THUẬT BUỔI HỌC BỔ TÚC VỀ CHỨNG KIẾN (25/02/2024)_Nguyễn Sơn Lâm

TƯỜNG THUẬT BUỔI HỌC BỔ TÚC VỀ CHỨNG KIẾN (25/02/2024)

Buổi đầu đi học, một số người đi muộn, anh Quý cảm thấy khó chịu và tuyên bố sẽ áp dụng thiết quân luật, ai đến muộn sẽ bị phạt, anh Quý phàn nàn thấy Chí Thủ dạo này láng cháng vì đi muộn. Ngay từ đầu buổi học bổ túc khóa 2 về Thiền chứng kiến này, anh Quý đã đặt ra câu hỏi về lý do phải có buổi bổ túc này, anh hỏi từng người một về lý do. Mình học online nên không nghe rõ lắm các câu trả lời của các bạn offline, mình xung phong trả lời lý do của buổi này là để làm rõ những nhận thức sai lầm về chứng kiến. Sau khi hỏi thì anh Quý giải thích rõ lý do là vì thấy đa số mọi người học không nghiêm túc, học còn láng cháng nên phải có buổi này để bổ túc cho những người yếu là như vậy đó. Tiếp theo anh Quý đưa ra một loạt những câu hỏi để hỏi cả lớp: Thế nào là chứng kiến, thế nào là không chứng kiến? Thế nào là sống trong chứng kiến? Thế nào là không sống trong chứng kiến? Quan sát là gì? Chứng kiến có phải là quan sát không? Một số bạn nói chứng kiến là quan sát, một số bạn nói chứng kiến không phải là quan sát. Anh lại hỏi thêm. Chứng kiến có phải là một hoạt động không? Quan sát có phải là một hoạt động không? Rồi anh giải thích hoạt động là có sự tác ý, rồi anh nói rõ hơn là hoạt động hay là hành động để cho dễ hiểu. Rồi sau đó anh đặt ra câu hỏi trong cuộc sống bạn thường có hoạt động nào? Rồi để dễ hơn thì anh liệt kê một loạt các hoạt động thường có trong cuộc sống là quan sát, tiếp nhận, tưởng tượng, dự đoán, lựa chọn, đánh giá vv… Một số bạn không hiểu hoạt động tiếp nhận, định hướng, tác động có hỏi anh thì anh giải thích rõ những hoạt động đó. Một bạn nói với anh là không thấy thì anh nói là vì không quen nhìn vào nên nhìn mờ. Tiếp theo đó là anh Quý hỏi cả lớp câu hỏi là “có thể đưa ra nhiều hoạt động tại cùng một thời điểm được hay không?” cả lớp sau một hồi thảo luận thì mọi người đều thấy là không thể. Rồi anh Quý lại tiếp tục đưa ra các câu hỏi khi đang thực hiện việc quan sát bạn có suy nghĩ được không? Khi bạn đang suy nghĩ thì bạn có quan sát được không? Anh yêu cầu mọi người thực hành là chìm vào suy nghĩ và chìm vào quan sát. Từng người trả lời, một số bạn thấy vừa có thể quan sát, suy nghĩ, anh Quý nhấn mạnh chữ cùng một thời điểm, rồi 2 việc khác nhau. Anh Quý yêu cầu bạn Tâm chấm trên giấy 2 điểm cách nhau 1 gang tay rồi quan sát 2 điểm đó cùng 1 lúc. Anh Quý yêu cầu 1 bạn khác vừa nghĩ một việc sẽ làm ngày mai và vừa quan sát những dòng chữ trên màn hình. Rồi mọi người đều trả lời là không thể vừa quan sát, vừa suy nghĩ được. Anh còn đặt thêm câu hỏi khi bạn thực hiện việc quan sát thì bạn có nói chuyện được không? Khi bạn đang thực hiện các hành động như tưởng tượng, suy luận, định hướng vv thì bạn có quan sát được không? Với điều kiện ở đây là lựa chọn khác đối tượng. Khi mình quan sát thì mình dừng các hoạt động đúng hay sai? Khá nhiều bạn trả lời là khi quan sát thì mình dừng các hoạt động lại. Anh Quý đặt câu hỏi có phải bạn cho rằng chứng kiến bằng với quan sát không. Ở đây anh nhắc là một bạn khi giải thích thì dùng từ chứng kiến thay cho từ thấy. Anh hỏi tiếp khi bạn đang nói chuyện thì bạn có chứng kiến không? Một bạn nói là không? Anh hỏi luôn là thế tại sao bạn không chứng kiến mà lại nhớ được câu hỏi của anh. Rồi anh nói chứng kiến luôn đi kèm với mọi hoạt động của chúng ta. Anh nói đa số là mọi người thực hành quan sát nhưng thực hành quan sát thì không phải là thực hành chính kiến vì khi quan sát thì không thể suy nghĩ được. Anh nói với bạn Tâm là thiền mà không suy nghĩ thì sẽ bị liệt tuệ. Đến chỗ này thì mình thấy rằng bạn Hồng có thắc mắc và hỏi anh. Mình không nghe rõ câu hỏi, nhưng sau đó anh Quý nói giọng gay gắt, cho rằng bạn Hồng không tôn trọng anh, bạn học ở đây trong khóa này anh không lấy một xu một cắc nào, bạn phạm lỗi là đổ cho anh là cho rằng những người ở trong trường đại học mà bạn ví dụ là không có trí tuệ, anh nói anh không cho bạn Minh Châu học cũng vì lý do tương tự, lần này anh tha cho bạn Hồng, bạn Hồng muốn hỏi thêm câu hỏi, anh bảo là sẽ phạt 1 triệu nếu câu hỏi đó không liên quan đến ích lợi của bạn ấy. Mình thấy có một đoạn anh Quý giải thích về vị trí đặt tâm nhưng mình không nghe được rõ. Mình chỉ nghe được là vị trí đặt tâm trong quan sát. Anh Quý nhấn mạnh đến là quan trọng là có thể nhìn được hoạt động của ý. Anh nói buổi hôm nay trọng tâm là đả phá cái quan sát vì anh thấy nhiều người mắc sai lầm là cho rằng thực hành quan sát bằng thực hành chứng kiến, trong khi quan sát là một hành động tác ý còn chứng kiến thì không phải là một hành động mà là một thuộc tính có sẵn. Mình có một con mắt ở bên trong, con mắt đó có thể thấy được hình ảnh, âm thanh, màu sắc. Anh Quý đặt thêm câu hỏi là khi mình đưa ra các hoạt động thì có chứng kiến không? Quan sát dẫn đến kết quả gì? Chứng kiến dẫn đến kết quả gì? Anh nói không có nghĩa là ta đi loại bỏ sự quan sát vì như vậy là sai lầm mà cần phân biệt rõ sự quan sát và sự chứng kiến. Cuối buổi sáng anh Quý hỏi cảm nhận của mọi người thấy sao. Buổi chiều anh Quý nói thêm về 2 đối tượng là quan sát và chứng kiến, anh nhấn mạnh rằng có lúc ta quan sát, có lúc ta không quan sát, vì quan sát liên quan đến tác ý, còn sự chứng kiến là một thuộc tính có trong mọi hoạt động và ta lúc nào cũng chứng kiến. Rồi anh Quý đưa ra một câu hỏi là cảm nhận có phải là chứng kiến không? Anh không yêu cầu trả lời ngay câu hỏi này mà chuyển sang một câu hỏi khác là quan sát trong chứng kiến có gì khác với quan sát trong cảm nhận? Anh có hỏi thêm mọi người về kết quả của sự chứng kiến là gì? Một số bạn trả lời là kết quả của chứng kiến là dữ liệu, một số trả lời là kết quả của chứng kiến là thông tin. Anh hỏi thêm kết luận có phải là kết quả của sự chứng kiến không? Rồi anh đưa ra một ví dụ cho lớp học thảo luận là 12h có một đàn chuồn chuồn bay thấp mặt đất. Câu hỏi là kết luận này có phải là kết quả của sự chứng kiến không? Anh chia nhóm thảo luận. Nhóm online thảo luận thì mọi người đều đưa ra ý kiến kết luận này không phải là kết quả của sự chứng kiến bởi vì đã qua sự xử lý rồi, chứng kiến ở đây là chỉ ghi nhận thông tin đầu vào mà thôi. Rồi anh đưa ra thêm ví dụ là có một bạn học khóa 1 về sự chứng kiến, sau đó bạn thêm gia 1 khóa khác có tên gọi khác, sau đó bạn thấy nội dung ở khóa học bạn học có nội dung giống khóa học 1 về chứng kiến. Vậy thì bạn có học trong sự chứng kiến không? Mọi người trong nhóm online của mình thảo luận đều trả lời là không vì khi bạn đưa ra nhận định hay kết luận thì bạn đã chặn cái sự quan sát và chứng kiến của mình về những nội dung trong khóa học rồi. Anh Quý đưa ra thêm một ví dụ nữa là khi xem người khác giơ tay lên, hạ tay xuống mà mình thấy chán, buồn ngủ thì có phải là kết quả của sự chứng kiến hay không? Vì sao? Mọi người đều trả lời là không. Mình cũng trả lời là không vì mình thấy là khi chứng kiến thì mình chỉ có ghi nhận sự việc đang diễn ra thôi còn chán, buồn ngủ là kết quả của việc mình đã qua quá trình xử lý thông tin đánh giá so sánh, kết luận với những gì mình đã biết và mình có mong muốn không quan sát nữa và nó biểu hiện ra ngoài bằng cảm xúc chán và buồn ngủ. Anh Quý nói quan sát trong cảm nhận khác với chứng kiến, anh Quý đặt câu hỏi có phải lúc nào mình cũng chứng kiến được sự chứng kiến được không? Anh nói rằng sống trong chứng kiến thì sẽ sống trong tình yêu vì nhìn mọi thứ luôn mới mẻ như ban đầu và mình có sự tận hưởng. Nhưng chưa chắc sống trong tình yêu thì đã là sống trong chứng kiến? Câu hỏi anh Quý đặt ra cho cả lớp là làm sao để không sống trong chỗ có kết luận? Anh chốt lại là thực hành chứng kiến ở đây không phải là dừng các hoạt động, thực hành chứng kiến không phải là quan sát. Vậy như thế nào mới đúng? Rồi anh đặt câu hỏi vậy phương pháp thực hành chứng kiến là gì? Anh nói vấn đề cần giải quyết là tìm ra phương pháp thực hành chứng kiến? đồng nghĩa với tìm ra phương pháp thực hành để không sống trong chỗ có kết luận? Cuối buổi anh Quý đưa ra 4 yêu cầu là viết bài tường thuật, viết bài cảm nhận buổi học ít nhất 800 từ, trả lời câu hỏi khi post bài trên fb như thế nào là sống trong chứng kiến? như thế nào là không sống trong chứng kiến? yêu cầu cuối cùng là thảo luận những vấn đề gì mà mình còn thắc mắc, đặt câu hỏi và trả lời câu hỏi trên diễn đàn. Anh có chia sẻ để vượt qua được thử thách để học khóa 3 lần này thì phải thể hiện cho anh thấy được 2 cái thứ nhất là thật và nghiêm túc. Anh có bảo bạn Thảo post 4 yêu cầu của anh lên zalo nhóm, anh bảo khóa 3 sẽ có chương trình bổ túc, bạn nào học nghiêm túc sẽ được học bổng còn không thì sẽ đóng học phí là 50 triệu.

1 Lượt thích