[Xuân Chung] tường thuật về buổi học bổ túc số 2

Buổi sáng khi vào nghe câu hỏi đầu tiên , như thế nào là chứng kiến , như thế nào là không chứng kiến, các bạn đều giống nhau , trong đó có bạn Linh là sống trong trạng thái chứng kiến , câu hỏi tiếp theo là như thế nào là sống trong chứng kiến , như thế nào là không sống trong chứng kiến . tiếp đến là thầy hỏi quan sát là gì , quan sát và chứng kiến có phải là một không ? hay chứng kiến có phải là quan sát hay không? bạn Tâm lúc đầu trả lời là một, quan sát và chứng kiến là một, lúc sau thì đổi lại , cũng có bạn trả lời quan sát và chứng kiến là một, cũng có bạn trả lời khác , Quan sát thì cần có sự tác ý , tập trung , chỗ này thì bên trong mình thấy sống trong chứng kiến là có ý thức nằm ngay trên chỗ chứng kiến, và nó xuyên suốt . Quan sát mở rộng ra 6 giác quan, chỉ là dùng từ khác nhau .

Quan sát có phải là chứng kiến không ? và quan sát có phải là một hoạt động không ? lúc này thầy cũng liệt kê một số hoạt động sẵn để đỡ mất thời gian và chiếu lên tưởng , trong cuộc sống sẽ có các hoạt động : so sánh , suy nghĩ , tiếp nhận , tìm kiếm, lựa chọn , tổng hợp , mình ấn tượng chỗ trước khi hoạt động thì có ý hướng dẫn hoạt động, mà nó qúa nhanh , có định hướng trước trong đầu , rồi mới có những hoạt động theo sau .

Câu hỏi tiếp theo khi đi tiếp , có thể đưa ra nhiều hoạt động tại cùng một thời điểm hay không ? câu trả lời bên trong mình lúc này là không , và nếu là một khoảng thời gian thì sẽ nhảy qua nhảy lại , nhưng nếu tính tại một thời điểm thì chỉ có một hoạt động thôi, hoạt động ở đây là hoạt động có sự định hướng, sự tập trung, hoà vào trong đó, không tính những hoạt động tự động như thơ, tim đập, hay như khi đang lái xe, thì suy nghĩ, nhưng lái xe lại là hoạt động tự động .

Đi tiếp thì mình ấn tượng chỗ câu hỏi leo cầu thang thì hướng tâm vào đâu, chỗ này thì quên mất bạn nào hỏi rồi, hình như là bạn Tâm thì phải, rồi bạn Thảo (nhớ không rõ lắm là bạn Thảo đúng không nhỉ?) nói về vừa leo cầu thang vừa quan sát , quan sát để thấy chỗ đặt bước chân , thì thầy hỏi lúc đó có quan sát được hay không? Hay chỉ tập trung vào hoạt động leo cầu thang , và có một cái biết, thì cái biết đó , biết rõ qúa trình từ đầu đến cuối gọi là chứng kiến sự chứng kiến . kết quả của quan sát là tường thuật, miêu tả. Quan sát là một hành động, hoạt động, còn chứng kiến thì không phải. Thầy nói tiếp, nếu chứng kiến là một hành động thì sẽ có lúc chứng kiến, có lúc không chứng kiến , chứng kiến là thuộc tính , và khi qua rồi, chứng kiến sẽ trả lời cho câu hỏi tại sao biết ? Ấn tương tiếp theo là thầy hỏi về trong mơ thì con mắt nào nhìn thấy ? và cảnh trước mắt bây giờ có phải là do con mắt đó nhìn thấy không?

Nếu coi quan sát là chứng kiến thì có hậu quả gì ? lúc này sẽ là đình chỉ , dừng các hoạt động khác lại , và cũng là trường hợp của các trường dạy thiền hiện nay. Đến đây thì mình ấn tượng chỗ bạn Thảo nói hoang mang, thầy nói hoang mang là tốt , hoang mang có 2 loại, hoang mang tốt và hoang mang không tốt. Chi tiết hơn trong chỗ hoang mang thì không nhớ được…

Phần thú vị tiếp theo là thầy hỏi kết luận có phải là kết qủa của chứng kiến không? Bên trong mình thì thấy kết luận là không phải là kết quả của chứng kiến, vì đã qua lớp xử lý. Mình nhớ thầy nói tiếp , kết quả của chứng kiến thì nó mang tính thời điểm, khách quan. Còn kết luận thì mang tính chân lý, là cái đúng đối với mình .
Giống như ví dụ con chuồn chuồn trong quá khứ và con chuồn chuồn ở ngay thời điểm được nhìn thấy.

Mình nhớ tiếp theo là thầy chiếu lên tường 2 câu “ sống trong chỗ không có kết luận “ và “không sống trong chỗ không có kết luận”
Thì chỗ sống trong chỗ không có kết luận, lại là một kết luận, dùng kết luận này để thay cho một kết luận khác , còn không sống trong chỗ không có kết luận mới là đúng. Thầy nói tiếp , sống trong chứng kiến là sống trong tình yêu, mình nhớ lúc đó, thầy nói sống trong tình yêu thì yêu thì cứ vậy mà tận hưởng, không có hô hào, chỗ này mình nhớ lại câu nói của Thảo , lúc nhìn bông hoa mà la lên , bông hoa đẹp quá thì là mất tiêu rồi,

Vậy làm sao để “không sống trong chỗ có kết luận” , thầy hỏi tiếp , chỗ nào có kết luận thì không sống ở chỗ đó, mình nhớ bạn Nhật lúc lên chia sẽ, cảm nhận bên trong mình lúc trước cũng giống giống , bạn Nhật nói cảm giác phiêu phiêu nhẹ nhẹ khi đi ngắm cảnh, nhưng nếu nhảy một cái , lúc đó là đã mất rồi ,
Thầy nói tiếp , có sự khác nhau giữa 2 hướng , một hướng đi ra kết luận, 1 hướng ra dự đoán, hoặc hướng giải quyết vấn đề và kết luận. Đến đây , thì một vòng lặp xảy ra bên trong mình tiếp, như thế nào là không sống trong chỗ có kết luận nhỉ, như thế nào là đúng, mình có cảm giác, mở miệng ra là bên trong thấy rơi vào chỗ có kết luận.