[Như thế nào mới đúng?] Bài tập sau buổi bổ túc của anh Quý ngày 25/2/2024

“Không sống ở chỗ có kết luận” nghĩa là sống làm sao?

Nghĩa là sống theo những điều mình chứng kiến, không sống theo những cảm nhận đúng sai.

Cảm nhận đúng sai nghĩa là kết luận cái này đúng cái kia sai. Chứ còn chứng kiến thì không có cái này đúng cái kia sai, mà chỉ là điều mình chứng kiến, đúng sai theo cái gì, chứ không có đúng sai bất biến.

Không sống theo những cảm nhận, kết luận đúng sai, KHÔNG có nghĩa là không cảm nhận, không kết luận đúng sai, mình vẫn có thế kết luận đúng sai, cảm nhận đúng sai, nhưng mình không sống theo nó, mình chỉ chứng kiến sự tồn tại của nó thôi, rồi mình lựa chọn làm theo cái kết luận đúng sai tạm thời đó hay là ngừng lại ko làm gì để tìm 1 cái đúng hơn, gần với sự thật hơn để làm.

Làm rõ hơn chút nữa

Không sống trong chỗ kết luận

Kết luận từ đâu mà ra? Có 2 kiểu kết luận:

  • 1 là kết luận đúng sai như chân lý. Kết luận này có tính bất biến, sinh ra từ cảm nhận , cảm nhận cái này đúng, cái kia sai, dẫn đến kết luận.
  • 2 là kết luận tạm thời, có thể thay đổi. Kết luận này có tính chất thời điểm, dựa trên sự chứng kiến vào thời điểm đó.

=> Kết luận tạm thời:

  • Không sống trong chỗ kết luận dạng 1 - chân lý, thì cũng có nghĩa là không sống trong chỗ cảm nhận.
  • Cuộc sống cũng cần phải có những kết luận tạm thời để hành động.

** Tìm cách để Không sống trong chỗ có kết luận = không sống trong chỗ cảm nhận.

Trái ngược với cảm nhận là chứng kiến. Mình có thể phân biệt những điều mình cảm nhận và những điều mình chứng kiến trong cuộc sống. Từ đó giúp mình chuyển từ chỗ sống trong cảm nhận sang chỗ sống trong chứng kiến.
Ví dụ:

  • “cảm nhận chồng không yêu mình” vs “chứng kiến hnay 8/3 mà chồng không tặng quà 8/3 cho mình”
  • “cảm nhận người kia ghét mình” vs “chứng kiến người kia không nhắn tin cho mình”
  • “cảm nhận cty mình sắp phát triển” vs “chứng kiến cty mình đang xài tiền nhiều”
  • “cảm nhận mình không làm được gì” vs “chứng kiến mình muốn hiểu về chứng kiến nhưng chưa hiểu rõ lắm”
  • “cảm nhận đi đường B là sẽ đến được C” vs “chứng kiến mình đang ở điểm B, muốn đến điểm C, nhưng chưa có bản đồ, và đang có 1 cảm nhận là đi đường B sẽ đúng”

=> Kết luận tạm thời:
Cảm nhận là 1 dạng kết luận sinh ra nhưng ko có căn cứ rõ ràng. Mình hay nghĩ cảm nhận là trực giác, vì trực giác cũng không có căn cứ rõ ràng, nhưng nhiều lúc nó đúng. Mình không nên bác bỏ cảm nhận hay kết luận, mà chỉ nên xem nó như là 1 nguồn tham chiếu mà thôi.

Không sống trong chỗ có kết luận, không có nghĩa là sống ở chỗ không có kết luận, bởi vì ở từng thời điểm thì mình vẫn cần đưa ra những kết luận, lựa chọn, quyết định, chỉ cần mình không sống theo nó, coi nó là chân lý là được.

Nhìn vào việc nhỏ hơn, mình đều có thể phân biệt điều mình chứng kiến và điều mình cảm nhận, phân biệt xong sẽ giúp mình chứng kiến được cảm nhận của mình, và coi nó như 1 nguồn tham chiếu nhưng ko sống với nó.

Sau khi post bài xong mình có:
“Cảm nhận mình giỏi ghê, đã làm được nhiệm vụ” vs. “mình chứng kiến mình vừa tìm ra 1 giải pháp và có cảm giác mình giỏi, giải pháp này chưa biết đúng hay sai, có giúp ích gì được cho mình không”

Mình chứng kiến, khi làm theo giải pháp này thì bước đầu là giúp mình phân biệt điều mình cảm nhận với điều mình chứng kiến, sau đó có tác dụng giúp mình không sống trong chỗ cảm nhận và kết luận mà sống trong chỗ chứng kiến.

Khi bạn kết luận thì bạn đã xem nó là đúng, là chân lý chưa? Làm thế nào để đã kết luận nhưng lại không xem nó là chân lý? Cơ chế hoạt động như nào?

Khi mình kết luận thì có 2 trường hợp:
1 là mình coi kết luận đó là chân lý, luôn đúng
2 là mình coi đó là kết luận tạm thời ở thời điểm đó, không gian đó, so với các tiêu chuẩn nào đó.

Kết luận bắt nguồn từ những cảm nhận chứ không phải từ chứng kiến. Khi mình có kết luận theo trường hợp 1, nghĩa là lúc này mình đang sống trong chỗ cảm nhận chứ ko phải sống trong chỗ chứng kiến (nghĩa là tôi cảm thấy vầy là đúng rồi, chứ ko dựa vào bằng chứng), vì vậy mình sẽ xem kết luận là chân lý. Lúc này chỉ cần mình dừng lại 1 chút để đưa mình trở về trạng thái sống trong chứng kiến thì mình sẽ có thể không coi kết luận đó là chân lý nữa, trong mình sẽ xuất hiện sự nghi ngờ đối với kết luận của mình. Đôi lúc niềm tin mạnh quá nên mình cứ cố muốn tin vào cảm nhận của mình (tình huống chồng chở cô gái khác), khi này mình sẽ khó thoát khỏi trạng thái sống trong cảm nhận. Cảm nhận thường ko có bằng chứng nên chỉ cần hỏi mình vài câu là lòi ra mình đang cảm nhận chứ không chứng kiến liền. Vì vậy khi có kết luận, mình sẽ hỏi mình là kết luận này dựa vào đâu mà có? Xong cứ truy vấn 1 hồi thì sẽ lòi ra là mình không có chứng kiến mà chỉ có cảm nhận mà thôi. Cơ chế để mà chuyển từ chỗ có kết luận đến chỗ ko xem kết luận là chân lý, theo mình ứng dụng ở mình là như vậy đó bạn @minhhanh0192

1 Lượt thích

Sau khi trả lời câu hỏi của bạn @minhhanh0192 xong thì mình có làm rõ thêm được về giải pháp của mình, phân biệt được kết luận và kết luận tạm thời. Mình chứng kiến thấy rằng mình có thể chứng kiến cảm nhận của mình, và mình có thể tách cảm nhận và chứng kiến ra, có quyền lựa chọn để không sống với cảm nhận, làm theo cảm nhận.
Ví dụ mình hay có cảm nhận mình đúng hoặc mình sai, nhưng khi mình phân biệt được được cảm nhận và điều mình đang chứng kiến thì mình không còn bị cảm nhận chi phối nhiều nữa, mình thấy rõ sự lựa chọn của mình.

Sáng nay mình ngồi viết cảm nhận và nhận ra thêm 1 dấu hiệu của việc Không sống trong chỗ có kết luận, hay không sống theo cảm nhận, là mình sẽ nảy sinh câu hỏi vì sao nhiều hơn. Câu hỏi vì sao giúp mình tìm ra căn cứ khiến mình làm việc này hoặc việc kia, từ đó cũng tìm ra mình đang sống theo cảm nhận hay theo chứng kiến.

1 câu hỏi quan trọng mình thấy cần trả lời là “Vì sao cần học sống trong chứng kiến? Vì sao việc này quan trọng với mình?”

===> theo bạn

  1. Kết luận là gì? ( bạn có nhớ định ngĩa kết luận thầy nói không?)
  2. Chân lý: có thay đổi không ? Hay nó cố định? Nếu thay đổi có còn gọi là chân lý không?
  3. Nếu chân lý là không thay đổi, thì theo định nghĩa của bạn kết luận cũng không thay đổi (khi nói tới thay đổi, cố định thì có yếu tố thời gian, tức là cố định, thay đổi trong 1 khoảng thời gian). Như vậy, liệu có kết luận tạm thời được không? Hay cần dùng 1 cách gọi khác?

Vì sao đây là câu hỏi quan trọng bạn thấy cần trả lời vậy?

  1. Mình không nhớ định nghĩa kết luận anh Q nói. Theo mình kết luận nghĩa là đúc kết 1 luận điểm hay 1 suy luận nào đó là điều chắc chắn đúng đắn.
  2. Chân lý không thay đổi. Nếu thay đổi thì ko còn được gọi là chân lý.
  3. Mình nghĩ đề xuất của bạn nên dùng 1 cách gọi khác thay cho kết luận tạm thời cũng có lý… Mình thấy mình không nhất thiết phải có kết luận tạm thời, có thể coi như 1 giả định cũng được. Giả định điều A là đúng, điều B là sai. Nó cũng giống như 1 dự đoán.

Vì về mặt lí trí mình thấy nó quan trọng, nhưng trong cảm nhận mình thấy nó không quan trọng nên mình không tìm cách để sống trong chứng kiến liên tục.
Nếu mình thực sự thấy sống trong chứng kiến là quan trọng thì mình mới đi tìm cách để làm được.

Hiện tại lúc nào cần thiết thì mình mới sử dụng nó, ví dụ trong 1 số tình huống mà không thể giải quyết vấn đề nếu không tôn trọng điều mình chứng kiến thì mình sẽ bỏ cái tôi muốn chứng minh bản thân đúng qua 1 bên, sau đó dùng tai chứng kiến điều mọi người nói, rồi chứng kiến hoàn cảnh lúc đó, và tự nhiên nó ra đc giải pháp mà sau đó mình thấy nó cũng tương đối tốt. Nhưng cũng có khuyết điểm là trong quá trình tìm giải pháp thì mình không ở trong chứng kiến xuyên suốt nên mình thấy giải pháp đưa ra vẫn không phải là tốt lắm. Thay vì tiếp tục nhìn vô chỗ ko tốt lắm như thế nào để đi giải quyết thì mình lại ngưng lại luôn vì muốn có kết quả, vì sợ nếu kéo dài ra nữa thì sẽ ko tốt.
Tới đây mình thấy thêm 1 dấu hiệu nữa khi mình không sống trong chỗ có kết luận là, mình sẽ lắng nghe cảm nhận của mình và đặt câu hỏi cho mình, điều gì khiến mình có cảm nhận như vậy, đâu là điều mình chứng kiến. Còn khi sống ở chỗ có kết luận thì mình ra đc giair pháp cái là mình sẽ cho nó là đúng và ko nghe ngóng gì nữa luôn, tự mình cắt đứt con đường tìm ra điều đúng hơn luôn. Nhưng nếu đóng cửa không nghe ngóng gì nữa sau khi có kết luận thì cũng có cảm giác sướng sướng khoẻ khoẻ vì thấy ồ mình đã tìm ra điều đúng, mình giỏi quá. Nhưng cảm giác này chỉ tạm thời vì ko lâu sau mình lại thấy trong người bất ổn.

Có phải trong đời sống hàng ngày của bạn, cái gì bạn làm bạn cũng phải thấy là nó quan trọng bạn mới làm ko?

Không phải nha bạn.
Trong cuộc sống có những cái mình thấy quan trọng nên mình làm, và có những cái mình thấy không quan trọng nhưng mình thích thì mình cũng làm, ví dụ như đi coi phim, đi giải trí để quên đi những khó khăn trong cuộc sống chẳng hạn. Mình muốn thì mình làm. Còn thấy quan trọng là giống như mình thấy nó có lợi cho mình. Không phải tất cả những thứ mình muốn làm đều là những thứ mình thấy quan trọng hoặc thấy có lợi cho mình.
Và mình cũng thấy có 1 cái như vầy, có 1 số việc ví dụ như việc học về chứng kiến chẳng hạn, có lúc mình thấy nó quan trọng, nó thôi thúc mình học, mình để báo thức dậy học nhưng đồng hồ chưa kêu mình cũng đã dậy sẵn rồi. Nhưng lại có lúc mình chẳng thấy nó quan trọng nữa, nên đồng hồ kêu rồi mình mới dậy, lúc này mình thấy đâu đó mình đang cố gắng chứ ko phải có 1 sự tự nguyện tự giác như hôm trước. Điều gì đó đã khiến mình từ chỗ thấy học là quan trọng tới chỗ không thấy nó quan trọng. Mình thấy khi mình có ý kết luận mình đã hiểu về ck rồi thì lúc đó mình cũng không còn cảm giác học là quan trọng. Nếu mình tự đặt cho mình vài câu hỏi và thấy mình chưa biết gì cả thì tự nhiên mình lại thấy việc học là quan trọng.
Tóm lại, tới giờ thì mình thấy khi mình sống trong chứng kiến nghĩa là không sống ở chỗ có kết luận thì mình sẽ thấy học về chứng kiến là quan trọng, còn khi không sống trong chứng kiến thì dấu hiệu là thấy việc học về chứng kiến không quan trọng nữa.

Câu này, nghĩa là bạn đang cho rằng, bạn ko tự nguyện tự giác là vì bạn thấy nó ko quan trọng nữa? Nghĩa là bạn đã biết nguyên nhân rồi. Do vậy, bạn đi giải quyết bằng cách nhìn sao cho thấy nó quan trọng như ở câu tiếp theo bạn viết:

Trong khi như bạn nói ở trên đó, ko phải những gì bạn làm thì bạn đều phải thấy là nó quan trọng, nó có lợi. Cái mà bạn chứng kiến khi 1 điều gì đó được bạn làm là gì? Nó có phải lúc nào cũng bao gồm, bạn muốn làm, bạn thích làm, bạn thấy nó quan trọng, bạn thấy nó có lợi hay ko? Có trường hợp nào, trong đời sống, bạn làm vì làm không thôi chưa? Làm mà ko thấy ý định phải làm, ko thấy 1 câu, 1 niệm nào trước đó, kiểu như 1 kết luận nào trước rồi mình mới làm ấy.

Mình hỏi lại câu khác, bạn có thể làm một việc nào đó, mà ko cần phải thấy trước là nó quan trọng, nó có lợi, nó là điều mình muốn, nó là điều mình thích, hay không?

đọc câu hỏi chị Tâm em mới thấy cái trạng thái này hay nè ““làm vì làm””. Chị có trải nghiệm đó chưa? chị tả lại trải nghiệm đó được không?
Em thì cảm nhận có trải qua trạng thái này, khi thấy một việc mà mình cứ làm, nhưng em nghĩ giữa cái đoạn này nó phải có 1 cái ý, là do nhanh quá em ko bắt kịp cái ý đó. Giống bữa aQ có nói chị là cầm cây bút lên á, trước khi cầm bút chính chị phải phát xuất 1 cái ý chứ nhỉ.
à ý làm, với ý đánh giá ““có quan trọng ko, có lợi ko, có thích ko”” xong mới tới ý làm là khác nhau nhỉ? Là vốn dĩ có trạng thái không có ““ý đánh giá””, hay là bị lướt qua, không thấy được ““ý đánh giá”” nhỉ?
viết ra em mới thấy chỗ này. Tức là làm vì làm vẫn có ý, chỉ là đó đơn giản chỉ ý làm thôi, không bị chèn ý đánh giá ở đoạn đầu.

Đúng rồi em, ý chị nói vậy á, nhưng mà bình thường nha, mình cứ nghĩ rằng mình làm là vì mình thấy nó quan trọng. Đúng là có việc mình thấy quan trọng mình mới làm, nhưng bên cạnh đó cũng là vô vàn việc mình làm vì làm thôi, chớ đâu cần phải thấy quan trọng, ví dụ như chị trả lời comment của em chẳng hạn nè, cũng ko phải vì thích hay ko thích gì đâu, chỉ là muốn trả lời thì trả lời thôi à, ko phải để được cái gì, hay cần cái gì thúc đẩy hết.

Kiểu mình tự do với việc làm của mình ấy, ko cần 1 cái gì đi trước để mồi cho mình phải làm, hay mình phải làm để thoả mãn 1 cái gì khác ngoài ý muốn của mình.

Mà em có để ý là đối với những việc mà “em đã không làm, mà em cho là em nên làm, em cần làm”, thì tự nhiên trong em sẽ có xu hướng, đi tìm câu trả lời cho các câu hỏi kiểu: tại sao nó có lợi vậy mà mình ko làm? tại sao mình lại ko thấy nó quan trọng? … kiểu kiểu vậy á.

đoạn này em có trải nghiệm, khi mà em muốn và phát sinh hành động dựa trên cái muốn đó thì không có đoạn đánh giá. Còn những việc mà mình đánh giá thì giống như là biểu hiện của việc mình ko muốn mà ép mình làm á, nên mới phải lý luân lý lẽ, thuyết phục tá lả.
sau khi có trải nghiệm làm việc trên ý muốn rồi thì em thấy việc mệt - chống đối chủ yếu là do mình ép mình làm á, chứ bản thân cái hành động làm thì nó ko hao năng lượng.
nhưng đúng khi trải nghiệm qua chỗ này thì mình có 1 cái sợ? vậy tất cả là vây quanh ý muốn của mình? mình chỉ làm những gì mình muốn → mình chỉ làm những gì mình muốn thì có gây hại không? còn những gì mình không muốn thì sao - ko làm à?
nếu mà xem xét không thấy hậu quả gì thì kệ chứ sao, chỉ làm những gì mình muốn thôi

Là mình có ý muốn làm nó, và mình có 1 mục đích nào đó.

Trích dẫn
“Có trường hợp nào, trong đời sống, bạn làm vì làm không thôi chưa? Làm mà ko thấy ý định phải làm, ko thấy 1 câu, 1 niệm nào trước đó, kiểu như 1 kết luận nào trước rồi mình mới làm ấy”

Mình thấy hành động của mình luôn xuất phát từ mục đích nào đó, thậm chí cái cử chỉ của cơ thể mình ko cố tình kiểm soát thì nó cũng làm sao đó theo hướng khiến mình thoải mái.