Chủ đề này, mình ghi lại những cách thức mà mình cho rằng là giải quyết được vấn đề Thế nào là Không sống trong chỗ kết luận?
Ủa, từ đoạn này làm sao lại tới cái đoạn Thế nào mới đúng nhỉ? (ghi tạm lại đây trước đã)
Cách 1: Luôn là cái phản ứng, cảm nhận đầu tiên của mình.
Vì sao mình nghĩ ra cách này?
Vì đây là cái mình có thể tin tưởng nhất, là thật nhất của mình, những cái sau là vẽ vời ra, nên khả năng ảo tưởng của nó là cao.
Để mình nhớ lại từ đầu xem tại sao lại dẫn tới câu hỏi Làm thế nào mới đúng.
Bước 1: Phân biệt được giữa QUAN SÁT và CHỨNG KIẾN.
Bước 2: Phân biệt được giữa QUAN SÁT TRONG CẢM NHẬN, và QUAN SÁT TRONG CHỨNG KIẾN.
Bước 3: Phân biệt KẾT QUẢ CỦA QUAN SÁT, và KẾT QUẢ CỦA CHỨNG KIẾN.
Bước 4: Phân biệt giữa SỐNG TRONG KHÔNG KẾT LUẬN và KHÔNG SỐNG TRONG KẾT LUẬN.
Bước 5: LÀM THẾ NÀO MỚI ĐÚNG?
Cái bước 2 nó cũng sao sao í, sao lại có bước 2 nhỉ? À, hiểu rồi, đây là đang nói về cách thực hành nè. Nếu mình thực hành quan sát mà trong cảm nhận, thì ko phải là chứng kiến. Nhưng làm sao phân biệt được cái nào mình cảm nhận, cái nào mình chứng kiến? Thì cảm nhận là tự mình ra, nó phụ thuộc vào cái kho của mình, kiến thức, kinh nghiệm, nhu cầu, sở thích. Còn chứng kiến là ý nói đúng cái mình thấy mà ko phụ thuộc vào mình. Cảm nhận là ý kiến chủ quan. Còn chứng kiến, là thông tin khách quan.
Sao từ Bước 4 sang Bước 5 ta? Hình như mình bị quên cái ji á. Để viết rõ lại từng bước coi sao.
Bước 1: Phân biệt được giữa QUAN SÁT và CHỨNG KIẾN.
À, rồi hình như có cái bước về thế nào là sống trong chứng kiến. rồi mới tới Không sống trong kết luận.
Quan sát là hành động có chủ ý, nắm giữ một đối tượng, thu thập các thông tin về đối tượng, trên chính đối tượng đó.
Ví dụ: Em hãy mô tả ly cà phê mà em đang uống
Cái ly làm bằng nhựa trong suốt, hình trụ, có cắm ống hút màu đục hơn, cà phê màu nâu kem, có các viên đá lạnh nhỏ nhỏ nổi lên, có logo màu vàng, có nước lạnh thấm ra ngoài vỏ ly, và xuống bàn. Cầm vào phần dưới của ly thì lạnh, bị ướt tay, rờ vào phần trên thì mát, trơn, khô.
Khi quan sát thì có suy nghĩ được ko?
Trong lúc mình quan sát, mình lo tập trung cảm nhận và mô tả, nên mình không có suy nghĩ nào khác.
Mình đã thử vừa quan sát vừa suy nghĩ rồi, không được. Phải có 1 ý ngắt giữa 2 hành động.
Khi quan sát thì có nói chuyện được ko?
Mình thường hay nhầm lẫn là vừa quan sát vẫn có thể nói chuyện, thành ý nghĩa là, vừa nói chuyện vừa biết đang nói chuyện, hoặc biết cơ thể đang lạnh được ko?
Thì đúng là khi mình nc với người khác mình vẫn biết cơ thể mình như thế nào, mình đang ngồi hay đang đứng, mình có cảm xúc gì, mình chuẩn bị nói gì. Nhưng, đó là kết quả của một sự quan sát khác và quá trình nhận thức khác rồi, ko phải là chính sự quan sát ấy nữa.
Vậy trường hợp, mình vừa nhìn cái ống hút màu đục, mình vừa mô tả nó lên thành ông hút màu đục, thì đó có phải là nói chuyện không?
⇒ Không phải. Đó là mô tả. Nói chuyện đâu phải chỉ phát ra âm thanh. Nó có câu chuyện, có người tương tác, và sự chú ý vào câu chuyện và đối phương.
Khi đến đây thì mình thấy ra là hồi ở khoá 1, khoá 2, mình được hướng dẫn cũng như thực hành là sự quan sát này, chứ không phải là sự chứng kiến. Hay nói đúng hơn, mình được hướng dẫn về quan sát trong chứng kiến.
Ủa có quan sát nào mà không trong chứng kiến ko? Nếu mình thật sự quan sát ấy.
Hoặc, hỏi cách khác. Nếu mình thật sự quan sát, thì có phải mặc nhiên là sẽ quan sát trong chứng kiến ko?
Ví dụ: mình quan sát dòng chữ này. Nó màu đen, có khoảng cách màu trắng, kích cỡ nó vừa đủ nhìn, kiểu chữ khá chỉn chu, mình thích kiểu chữ đơn giản này…. Đây có phải là quan sát ko? Phải, quan sát trong chứng kiến hay không trong chứng kiến?
Vậy không thật sự quan sát là sao? Là ko còn trên đối tượng mà mô tả nữa. Đã ko còn trên đối tượng thì có phải là quan sát ko? ⇒ Không. hic.
Vậy nếu đúng luôn í, thì quan sát là có chứng kiến chứ.
Nhưng như thế thì nó lại chủ quan quá, mình quan sát được nhưng luôn là trong khả năng của mình, ủa mà mình cũng đâu có thoát khỏi ra ngoài cái khả năng của mình được đâu. Mình đâu thể nhìn mà ko dùng đôi mắt của chính mình. Mắt mình có bị kém đi, thì mình cũng đâu thể đòi nó rõ hơn được, mình cũng đâu có thể thuê, mướn, hay mượn đôi mắt sáng nhất quả đất để nhìn cho đúng.
Quan sát tự nhiên ko cần tác ý, mình ko cần làm gì, thì mình vẫn quan sát.
Vậy là chữ chứng kiến được đề cập đến trong lớp học, đối với mình hay dùng, nó chính là sự quan sát tự nhiên, quan sát không cần khởi ý quan sát.
Vậy câu hỏi tiếp theo, thế nào là sống trong chứng kiến. Tức là thế nào là sống trong quan sát mà ko cần tác ý quan sát? Thì cái này là tự nhiên mà ta, đâu cần làm gì đâu nhỉ.
Vậy còn câu: quan sát trong cảm nhận, và quan sát trong chứng kiến thì sao?
Vậy nghĩa là, đối với mình, chứng kiến là ý nói đến tính sự thật của kết quả nhận thức.
Quan sát trong cảm nhận, tức là sự quan sát chủ quan. Chủ quan là tính từ cơ quan tiếp nhận luôn, nó cũng mang tính chủ quan, ví dụ mắt mình ko bị cận, thì sẽ nhìn thấy kết quả, khác với người có đôi mắt bị cận.
Nhưng mà như thế thì làm sao tồn tại sự quan sát trong chứng kiến được nhỉ? Giống như đang nói tới việc, nhìn thấy hình ảnh mà ko phụ thuộc vào đôi mắt của mình vậy.
Khi bạn vừa quan sát cái ly cà phê bạn đang uống, vừa mô tả, hoặc vừa quan sát dòng chữ vừa mô tả, thì cái âm thanh bạn phát ra có cần suy nghĩ để phát ra không? Vì sao không suy nghĩ mà vẫn phát ra âm thanh có nghĩa và đúng về đối tượng được? Theo bạn đây có phải là quan sát trong chứng kiến không? Vì sao?
Bạn có ví dụ nào về quan sát trong cảm nhận không?
Suy nghĩ ko phải là cảm nhận.
Chứng kiến ko phải là suy nghĩ, và cảm nhận.
Cái âm thanh mình phát ra đó, mình không cần suy nghĩ để phát ra.
Đúng theo cái mình cảm nhận, chứ ko phải đúng về đối tượng được.
Không phải quan sát trong chứng kiến. Vì mình có kết luận, đây là ly cà phê.
Vì sao kết luận đây là ly cà phê thì không phải quan sát trong chứng kiến?
→ Vì như vậy nghĩa là mình đã cho rằng có 1 ly cà phê tồn tại ngoài nhận thức của mình. Trong khi ly cà phê là trong nhận thức của mình.
Có trường hợp phản ứng đầu tiên của mình ko phải là chứng kiến, nhiều luôn ấy chứ.
Vậy mình đổi là sau khi nhận biết cái đầu tiên thì mình lại quay lại xem 6 giác quan của mình thật sự chứng kiến được thông tin gì.
Quan sát trong chứng kiến thì mình sẽ mô tả đúng những gì mình chứng kiến được.
Nhưng mình cứ bị ly cà phê nó trộn lẫn vào sao í.
Đối tượng nó cứ hiện lên, chứ ko còn đơn thuần là hình ảnh, màu sắc, cảm giác.
À, câu này mình chưa trả lời, hiiii.
Phản ứng và cảm nhận đầu tiên của mình chính là cái thật nhất của mình, bởi vì nó chưa bị mình cho vào đó những đòi hỏi khác về bản thân. Nó chính là sự định nghĩa hiện tại của mình về bản thân.
Trong quá trình mình sống, mình có phản ánh về bản thân mình, nghĩa là có sự nhận định và đánh giá của bản thân mình về chính mình. Mình ghi nhớ điều đó, và nó trở thành nền tảng căn bản cho sự phản ánh và cảm nhận của mình khi có sự việc xảy ra.
Tuy nhiên, cái phản ánh đó có thể đến từ sự không chứng kiến, nghĩa là nó có thể sai, nhưng đối với mình, tại thời điểm ban đầu đó, nó là điều đúng.
Trong vô vàn những gì mình đã đánh giá về bản thân, thì mình ko thể biết được cụ thể là mình đã đánh giá những gì nữa, mà gặp hoàn cảnh thì nó sẽ hiện khởi lên. Rồi khi nó hiện khởi lên như thế, mình lại chặn nó 1 lớp hoặc nhiều lớp nữa, để ko phải thấy cái thật nhất của mình đó.
Uh, cái thật nhất mà mình đang nói, chính là cảm nhận thật của mình về bản thân á.
hiiii, bạn hỏi câu này mình mới để ý là, bình thường, khi 1 kết luận xuất hiện, mình sẽ ko bao giờ thắc mắc lại nó có phải là điều mình đang chứng kiến hay ko. Mình sẽ tin luôn í.
Nhưng tại sao mình lại tin luôn nhỉ? Kiểu ko bao giờ nhìn lại, coi lại cái mà mình đã nhận thức được. Nghĩa là chỗ đó mình ko tin được mà, mình có thể xem xét được mà nhỉ. Nó có cái gì mà mình cho nó chui tuột vào trong mình luôn ta? Kiểu như gián điệp chui tuột vào trong nhà mình, mà mình lại cứ nghĩ nó là châu báu á.
Mình ko biết điều này mình có thể chứng kiến được ko nữa.
Vì cái mà mình cho là chất lỏng màu nâu đó, thì nó chẳng khác gì là đã cho nó là ly cà phê cả, ly cà phê ở bước sau đó, chỉ là sự đặt tên thêm thôi à.
Nhưng mình cũng chưa chứng kiến được, niềm tin rằng đó là chất lỏng màu nâu.
nghĩa là sao nhỉ, hơi rối ta.
Tự ly cà phê nhé, nó ko gào lên, tôi là ly cà phê nè. Tự cái chất lỏng đó, nó ko gào lên, tôi là chất lỏng màu nâu nè.
mà đó là tự mình gào lên đây là ly cà phê, đây là chất lỏng màu nâu, chất lỏng màu nâu này chính là ly cà phê.
nhưng mình lại ko thấy là tự mình gào lên, tự đó là niềm tin của mình. Mình ko có chứng kiến cái niềm tin đó. Nhưng mình ko chứng kiến, thì sao mình lại đang nói về nó được?
Cách 3: Đừng có tin vào kết luận của mình, nó có thể chỉ đúng vào lúc đó, chứ nó ko có đúng mãi mãi.
bằng chứng là có nhiều lần trong thực tế đời sống, mình thấy các kết luận của mình đối nghịch nhau, tự vả nhau bôm bốp lun í.
ví dụ: có ngày mình sẽ kết luận, ôi cuộc đời thật đáng sống; tới bữa cái mình lại kết luận, trời ơi, sao cuộc đời chán thế nhỉ. Vậy tốm lại, cuộc đời đáng sống, hay đáng chán???
mình thấy kết luận là một loại công cụ lừa dối mà mình phát sinh ra để thoả mãn 1 nhu cầu nào đó của mình. do vậy mình đừng có vội mà tin nó.
Cách 4:
Kết hợp giữa câu tìm chỗ sống, với cái câu lấy được bên này của Việt Thảo “Chứng kiến: để ý con mắt bên trong thấy hình ảnh người bên ngoài đang làm.”
Thì mình suy ra => Vậy chỗ sống trong chứng kiến là cái chỗ mà mình là con mắt bên trong thấy hình ảnh người bên ngoài.
Nhưng như thế nào mình đang ở chỗ con mắt bên trong? Là mình là người thấy cảnh vật, chứ mình ko phải là cảnh vật, ko phải là cái bị thấy.