[Tâm Hoàng][NV4][CH3] Tại sao lại là chỗ sống mà không phải là hiểu biết?

Ý mình là, tại sao phải là khám phá ra chỗ sống để không còn rơi vào tưởng? Tại sao lại là chỗ sống chứng kiến?
Mà ko phải là hiểu về chứng kiến là gì thôi, sau đó làm theo.
Hoặc là niệm nhắc nhớ mình đừng có ảo tưởng thôi?

Cái ý nghĩa của chữ Chỗ Sống trong câu là gì nhỉ?

3 Lượt thích

T chia sẻ rõ hơn 2 câu trên có nghĩa là gì được không? và có ý nghĩa gì á?

em đang hiểu sống là bao gồm mình trong đó.
em đang hiểu chứng kiến thì đang hướng tới đối tượng ngoài mình, mình là chủ thể.
sống trong chứng kiến thì bao gồm đối tượng ngoài mình và cả chủ thể mình, sự tương tác của mình với đối tượng ngoài mình, chứng kiến sự chứng kiến xuất hiện trong cái sống này.

1 Lượt thích

Hiểu về chạy xe đạp thì có biết chạy xe đạp không? Muốn biết chạy xe đạp chuyên nghiệp, xe nào cũng chạy được, đường nào cũng chạy được, thì liệu có thể chỉ dừng ở “hiểu” điều người khác nói và làm theo thôi được ko?

Mình hiểu ý bạn, và lúc đó mình sẽ nói rằng tôi chạy xe đạp được, hoặc tôi biết chạy xe đạp, chứ bạn đâu có nói tôi sống ở chỗ chạy xe đạp? Mình đang thắc mắc ở chỗ đó á.

1 Lượt thích

Vì nếu sống trong tưởng, nếu mình nhận thấy mối nguy hại, nguy hiểm từ nó, mình cần sống để không rơi vào nó ấy mà. Sống mà không gây nguy hiểm cho mình và cho người khác là chắc sống cũng tương đối ổn và tốt đẹp hơn sống bị tưởng dính vào mình.

===> theo chị,

  1. chị đã hiểu hết ( biết rõ) về chứng kiến và sống trong chứng kiến chưa?
    Chị đã biết rõ các ảo tưởng trong chị nó như thế nào chưa? Hay chỉ biết về chữ ảo tưởng chung, hay khái niệm chung chung. Hay chỉ biết đc 1 phần nào đó?

  2. Chị có thể nhắc nhớ từng phút từng giây không? Nếu không. Thì lúc quên mình có thể có ảo tưởng phải không?

  3. Khi chị biết rõ cây viết chị có dùng cây viết để làm cái chảo nấu ăn k? Khi biết rõ như vậy, chị có cần phải nhớ không? Chị có bị nhầm lẫn giữa cây viết và cái chảo không?

Nếu hiểu về chứng kiến là gì thôi, sau đó làm theo thì nó có ưu điểm gì và khuyết điểm gì bạn ha?

Ưu điểm là mình sẽ thấy một tiêu rõ ràng, có thể làm được.
Khuyết điểm là mình sẽ đi từ ko hiểu, sang hiểu, như vậy là sẽ cần 1 sự ghi nhớ để hành động, sau đó sẽ hình thành nên thói quen, và cuối cùng thì mình có thể thấy, nó là 1 cái ở bên ngoài được thâu nạp vào mình, hơn là tự trong mình có nó.

Như thế nào được gọi là hiểu hết và biết rõ một điều gì đó? ví dụ như ở đây là về chứng kiến, sống trong chứng kiến, và ảo tưởng.

Liệu là mình có thể tới 1 điểm gọi là hiểu hết và biết rõ một điều gì đó hay ko?

Đối với chứng kiến, và ảo tưởng, nó có phần quy ước chung, nghĩa là phần định nghĩa của mình về 1 đối tượng được mình bắt gặp.

  1. Chứng kiến tức là nhận biết dựa vào sự thật của sự vật hiện tượng.
  2. Ảo tưởng tức là nhận biết ko dựa vào sự thật của sự vật hiện tượng.
    Như vậy thì là đã hiểu hết và biết rõ về chứng kiến và ảo tưởng chưa?

Chưa, nó chỉ là cái định nghĩa chung nhất của mình thôi. Nó còn nhiều khía cạnh khác. Hoặc có thể đào sâu vào cái định nghĩa đó nữa.

Kết luận câu 1 trả lời là: Mình chưa hiểu hết (biết rõ) về chứng kiến và sống trong chứng kiến. Mình chưa biết rõ các ảo tưởng trong mình ntn. Mình biết về khái niệm chung, và 1 phần nào đó.

Mình ko thể nhắc nhớ từng phút từng giây, nhưng việc mình thở thì sao nhỉ? Mình ko phải nhắc nhở gì cả.

Mình ko nhầm lẫn giữa việc dùng cây viết để làm cái chảo nấu ăn, chị ko cần nhớ. Cũng ko bị nhầm lẫn giữa cây viết và cái chảo.
Nhưng câu này chị ko hiểu, nó liên quan gì tới chủ đề chị đang nói ta???

Đúng á, rồi cái mình mới thắc mắc là, mình biết lợi ích như thế, sau đó mình tìm cách để đạt được lợi ích đó. Thì thay vì mình chỉ cần hiểu thôi, giống như mình được dạy là ăn trông nồi, ngồi trông hướng chẳng hạn đi. Thì được dạy xong, mình áp dụng khi lúc mình ăn cơm, khi mình ngồi chung với mọi người… là được rồi, từ từ nó sẽ thành thói quen của mình. Chớ mình đâu có đặt ra vấn đề làm thế nào để sống trong chỗ ăn trông nồi, ngồi trông hướng đâu nhỉ?

theo như em thấy ở đây là ““sống trong chỗ”” giống như không cần nỗ lực, không cần ghi nhớ, tựa như hơi thở.
trong vd về ăn trông nồi ngồi trông hướng đi, khi lúc nào mình cũng phải nhớ câu dặn này là vì mình chưa thực sự thấy lợi ích, tác hại của việc ăn trông nồi, ngồi trông hướng. Mình nhớ vì mình được dạy, mình cũng muốn xây dựng 1 hình ảnh đẹp, mình cũng muốn cho giống người ta.
còn sống trong chỗ ““ăn trông nồi, ngồi trông hướng”” là mình sẽ áp dụng nó mà ko cần phải nhớ vì mình hiểu rõ lợi ích và tác hại của việc không sống như thế. Mình ko chịu được việc ko sống như thế.
nếu xét về hành vi thì biểu hiện của cả hai cách sống này giống nhau, nhưng khác nhau ở chỗ tác ý. Một cách phải giữ ý, môt cách là không.
Em có đặt ra vấn đề ““làm thế nào để sống trong chỗ…”” nha. hihi. Vì em thấy sao lúc nào cũng giữ ý, mệt ghê. Em đều đặt câu hỏi này cho hầu hết các hoạt động luôn á.

Cái ý nghĩa của chữ Chỗ Sống trong câu là gì nhỉ?

Theo mình chỗ sống mới xác định được là mình có hiểu đúng vấn đề hay không, ví dụ vấn đề ở đây là chứng kiến. Nếu mình hiểu đúng về chứng kiến thì mình sẽ tìm ra chỗ sống tương ứng với cái hiểu đó, hoặc là chỗ sống của mình nó sẽ tự thay đổi luôn tương ứng với cái hiểu đó, giống như khi mình hiểu ra là không nên tự cho mình là đúng thì tự nhiên mình sẽ phải không tự cho mình là đúng nữa. Còn nếu mình hiểu như vậy mà mình vẫn cứ tự cho mình là đúng thì mình cần tìm thêm thế nào mới là không tự cho mình là đúng, khi mình tìm như vậy và tìm ra cách làm mà khi mình dùng cách làm này thì mình không còn tự cho mình là đúng nữa thì đó gọi là chỗ sống không tự cho mình là đúng

Em cũng hiểu như vậy. Tuy nhiên, theo anh thì tại sao đối với chủ đề chứng kiến lại đặt ra chuyện chỗ sống? Những chủ đề khác ngoài đời sống của anh, anh có đặt ra vấn đề chỗ sống không, hay anh hiểu, và hiểu hơn nữa, hiểu triệt để, làm được việc là được rồi vậy.

===> ý của e là nếu mình lun lun biết rõ ảo tưởng thì mình sẽ đi ảo tưởng, mình sẽ không nhầm lẫn giữa điều mình chứng kiến và điều mình ảo tưởng vaf mình không cần phải nhớ hay cần nhắc nhớ

Ví dụ mình đang trong 1 tâm trạng tiêu cực, mà có việc gì đó mình cần giải quyết ví dụ phải đi ăn đám cưới, lúc đó mình ko thể đến đám cưới với trạng thái tiêu cực được, thì mình cần phải làm sao để điều chỉnh chỗ sống của mình đang tiêu cực thành tích cực, em thấy vậy có phải là chỗ sống không

Nếu mình thấy lợi ích to lớn, thì khi hiểu rồi, tự động mình sống thế thôi, lúc đó chẳng cần cố gắng.
Ví dụ như ăn trông nồi, ngồi trông hướng, và nếu mình thấy lợi ích ghê gớm của việc đó, nó giúp cho ngay trong bữa ăn, hạnh phúc của cả nhà sẽ được tăng lên, mọi người vui vẻ hoà thuận với nhau hoài hoài, và mình tránh né được nhiều điều xấu xảy đến với mình, lúc đó tự động sống trong ‘ăn trông nồi, ngồi trông hướng’.
Mình có thể nói nó không phải là thói quan, mà là một nhận thức vững mạnh hơn thói quen. Thói quen là dùng để áp dụng một điều gì đó lặp đi lặp lại, chẳng hạn như mình dạy trẻ con, phải biết ăn trông nồi, ngồi trông hướng, phải biết lễ phép, chào hỏi. Đứa trẻ đó có biết giá trị của việc chào hỏi là gì đâu, nó làm như một thói quen, và thậm chí có nhiều bé trẻ phản kháng lại điều đó. Và sau này, ở tuỳ độ tuổi nhận thức khác nhau, thì đứa trẻ đó trở thành thiếu niên, người lớn, và nếu nhận thức đó được xác nhận thì, việc chào hỏi ba mẹ, người lớn, sếp trong công ty, hay đồng nghiệp, trở thành một điều gì đó tự động, một cách sống, và thậm chí cách sống đó cũng khiến mình vui thích, mình chả cần cố gắng dụng ý, nó tự nhiên hoàn toàn.

Cái đó đối với em là mình điều chỉnh tâm trạng của mình thôi à, chứ ko phải là chỗ sống mà em hiểu.

Em có cái hiểu về chỗ sống là gì, mà giờ em chưa rõ lắm.

===> theo em nghỉ hiện tại, nó là như vậy. Ở trên e có 1 câu viets nhầm. Biết rỏ ảo tưởng thì sẽ không đi ảo tưởng nữa, giống như biết rõ tiền trong tivi là ảo thì mình đâu có cho nó là thật. Khi mình không cho nó là thật tức là mình không có ảo tưởng về nó.